Tên ăn mày "hung tợn" nhất thế giới là Tập Cận Bình có mặt tại Davos! - Dân Làm Báo

Tên ăn mày "hung tợn" nhất thế giới là Tập Cận Bình có mặt tại Davos!

Gordon Chang * Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch - Tập Cận Bình lần đầu tiên đọc diễn văn tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Davos, Thụy Sĩ vào thứ Ba, 17 tháng Giêng năm nay.

Cơ quan truyền thông của Trung Cộng tiết lộ là họ Tập sẽ lên tiếng kêu gọi thúc đẩy toàn cầu hóa về kinh tế. Điều này thật là hết sức là khôi hài vì chính họ Tập hiện đang tiến hành chính sách bảo hộ mậu dịch, ngăn cản lưu thông giao dịch tiền tệ từ trong nước ra bên ngoài và bất tuân mọi tiêu chuẩn thương mại của thế giới.

Dù là nghịch lý như vậy, họ Tập kêu gọi toàn cầu hóa tại Davos thật ra là có ý đồ. Đó là họ Tập đang muốn xin xỏ thêm đầu tư ngoại quốc! Chế độ của ông ta đang cần tiền!

Theo lời các viên chức của Trung Cộng tại Geneve, họ Tập kêu gọi "toàn cầu hóa toàn diện." Chánh văn phòng Thông tin báo chí của đảng, Jiang Jianguo thông báo rằng họ Tập sẽ kêu gọi toàn cầu hóa vì mục đích cùng chung phát triển. Nhật báo Nhân Dân của Trung Cộng cũng phụ họa theo lời tuyên bố này vào hôm thứ Bảy 14 tháng Giêng, khẳng định là họ Tập sẽ giới thiệu trước thế giới một Trung Hoa có nền kinh tế "tự tin, hội nhập, năng động và lạc quan."

Chính sách kinh tế của họ Tập mà bảo là "hội nhập" thì chắc chắn là không! Dù sao, chính họ Tập đã tiến hành bảo hộ mậu dịch bằng chính sách trợ giá cho thị trường nội địa, kiểm duyệt gắt gao trao đổi thông tin hay mua bán trên mạng một cách vô lý, trù dập thẳng tay các công ty ngoại quốc. 

Tập Cận Bình được coi là người chủ trương đẩy mạnh đầu tư vào các tập đoàn kinh tế quốc doanh. Họ Tập kêu gọi "một giấc mơ Trung Hoa," mà trong đó, đảng Cộng Sản nắm toàn quyền trong mọi hoạt động xã hội. Quá là hiển nhiên, một chế độ toàn trị độc tài như vậy thì không cách gì có thể duy trì một nền kinh tế tự do và hội nhập với thế giới bên ngoài được. Nền kinh tế mà họ Tập đang duy trì đeo đuổi là một nền kinh tế bệnh hoạn vì chỉ có công ty nhà nước cạnh tranh với công ty nhà nước mà thôi!

Hơn thế nữa, kể từ mùa thu năm 2015, họ Tập âm thầm ngăn cấm mọi hoạt động chuyển ngân. Vào mùa thu năm ngoái, các công ty ngoại quốc đã không thể chuyển ngân từ lợi nhuận kinh doanh về nước của mình. Thí dụ cụ thể như là các công ty nước ngoài đầu tư tại Trung Cộng không thể chuyển 50 triệu đô lợi nhuận về nước được nữa. Số tiền giới hạn bị hạ xuống còn 5 triệu đô mà thôi.

Giới đầu tư ngoại quốc lo ngại chính sách giới hạn chuyển ngân của Bắc Kinh khiến đầu tư vào Trung Cộng bị suy giảm. Sự quan ngại này vào thời điểm hiện nay là đều bất hạnh cho Trung Cộng. Năm ngoái, tổng giá trị đầu tư ngoại quốc vào Trung Cộng tính trên đồng Nguyên chỉ tăng có 4,1%; tức là nếu tính theo đồng đô la thì đầu tư ngoại quốc sụt giảm nghiêm trọng, khiến nền kinh tế lệ thuộc hoàn toàn vào đầu tư ngoại quốc để tăng trưởng của Trung Cộng bị co cụm lại. Trị giá đồng Nguyên cũng vì thế mà sụt giảm 6.95%. Đồng Nguyên bị xuống giá mạnh, bất ổn cũng là yếu tố khiến các nhà đầu tư ngoại quốc lo ngại.

Và trong lúc họ Tập kêu gọi toàn cầu hóa thì kinh tế Trung Cộng đang ngày càng tự cô lập. Năm 2015, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Trung Cộng giảm 8%. Năm ngoái, xuất khẩu giảm 7% và nhập khẩu giảm 5,5%.

Thực tế, tổng trị giá nhập khẩu có thể còn giảm thậm tệ hơn nữa do tình trạng người dân Trung Quốc giả mạo sổ sách nhập khẩu để đem ngoại tệ ra ngoại quốc phi pháp. Thất thoát ngoại tệ nhảy vọt lên vào năm 2016.

Năm 2015, hãng thông tấn Bloomberg dự đoán là khoảng một ngàn tỷ Mỹ kim bị tuồn lén ra khỏi Trung Quốc. Năm ngoái, Christopher Balding thuộc phân khoa thương mại HSBC của viện đại học Bắc Kinh cũng tiên đoán là khoảng 1,1 ngàn tỷ đô la thất thoát ra ngoại quốc.

Dấu hiệu duy nhất cho thấy kinh tế Trung Cộng đang hội nhập với thế giới là sự gia tăng đầu tư ra ngoại quốc của quốc gia này. Tuy nhiên, việc thâu tóm các công ty ngoại quốc của Trung Cộng, dường như, cũng là cách để đào thoát khỏi những rủi ro mất mát tài sản ở tại chính đất nước này. Các hợp đồng thâu tóm các công ty ngoại quốc với giá cả cao phi lý cho thấy ngoại tệ đang tiếp tục bị tuồn ra khỏi Trung Cộng một cách ồ ạt.

Như vậy là chẳng khác nào nền kinh tế Trung Cộng đang chiu cảnh tiền ra thì quá nhiều mà tiền vô thì chẳng bao nhiêu. Chẳng trách gì họ Tập có mặt tại Davos. Với sự kêu ngạo vốn có, giới lãnh đạo Trung Cộng kể cả Tập cận Bình chỉ muốn "thiên hạ đến ta chứ ta không bao giờ đến thiên hạ" để chứng tỏ sự hùng mạnh quyền uy. Cho nên, họ Tập biết mình xuất hiện ở Davos là một sự ngượng ngùng bẽ bàng, nhất là khi phải mang thân phận đi xin xỏ tiền.

Bắc Kinh có lẽ đang đã hết cách nên buộc phải bãi bỏ nhiều cấm đoán về đầu tư ngoại quốc đối với nhiều ngành hay lãnh vực kinh tế. Cuối tháng 12 năm ngoái, Ủy Ban Cải Cách và Phát Triển hứa hẹn bải bỏ các ngăn cấm đầu tư ngoại quốc đối với lạnh vực tài chánh, khí đốt, cơ sở hạ tầng. Hội-đồng Chính-phủ cũng loan báo tháo bỏ các giới hạn đầu tư ngoại quốc đối với nhiều ngành công nghiệp sản xuất.

Dù vậy, một thực tế phũ phàng là chưa rõ ai ngu ngốc sẽ lao vào đầu tư tại Trung Cộng, ngay cả khi Trung Cộng tạo mọi điều kiện thuận lợi. Đơn giản là vì kinh tế Trung Cộng đang suy thoái. Ủy ban thống kê quốc gia đưa ra thống kê vào ngày 20 tháng này là tăng trưởng kinh tế sẽ vào khoảng 6,7% cho năm 2016, nhưng trên thực tế, tăng trưởng của Trung Cộng không quá 2%. Tăng trưởng chậm lại khiến Trung Cộng đứng trước nguy cơ lao vào rối loạn tài chánh do nợ nần của Trung Cộng tăng vọt khoảng năm lần tổng giá trị sản phẩm quốc dân.

Ngoài ra, đầu tư vào Trung Cộng vào lúc này sẽ chịu nhiều rủi ro do bất ổn về chính trị. Đơn giản, họ Tập đeo đuổi một chủ trương hiếu chiến bành trướng lãnh thổ. Điều này khiến Trung Cộng bị mất niềm tin trước cộng động bạn hàng thế giới.

Đã vậy, nước Mỹ nay lại có Donald Trump. Ông tổng thống này đã chỉ định một anh "diều hâu" là giáo sư Peter Navarro, làm trưởng ban Giám Sát Thương Mại cho tòa Bạch Ốc, đó là chưa kể Wilbur Ross làm bộ trưởng bộ Thương Mại, và Robert Lighthizer làm đặc sứ về mậu dịch, báo hiệu một chính sách mậu dịch cứng rắn hơn đối với nền kinh tế thiên về xuất khẩu của Trung Cộng. Bắc Kinh không nên giữ mãi thái độ ngông cuồng, nhưng Bắc Kinh vẫn cứ ngông cuồng một cách ngu xuẩn; theo như loan báo của Bloomberg tháng này, Bắc Kinh hăm dọa trả đũa Hoa Kỳ bằng cách thanh tra và trừng phạt các công ty Hoa Kỳ đầu tư ở Trung Cộng với cớ là các công ty này trốn thuế và vi phạm nguyên tắc chống độc quyền.

Trung Cộng lở phóng lao nên phải theo lao. Vào ngày 23 tháng 12, Ủy Ban Cải Cách và Phát Triển tại Thượng Hải đã phạt rất vô lý công ty SAIC General Motors thuộc đại công ty General Motors (GM) và công ty Shanghai Automotive Industries, với khoản tiền là 28,9 triệu Mỹ kim. Cái cớ để phạt rất kỳ khôi, đó là vì SAIC quy định giá bán tối thiểu cho các loại xe Cadillacs, Chevrolets, và Buicks ở các đại lý?!

Cho nên, giới thương gia tại Diễn Đàn Kinh tế Thế Giới ở Davos nên hỏi Tập Cận Bình là tại sao cần phải bỏ tiền đầu tư tại Trung Cộng sau khi họ Tập chấm dứt màn thuyết pháp láo lừa về "toàn cầu hóa toàn diện."

Họ Tập trong có vẻ hung tợn, nhưng tại Davos, ông ta chỉ là một tên ăn mày không hơn không kém, trước sự túng quẫn réo gào cấp bách.






Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo