Tưởng niệm 30 năm sự kiện Gạc Ma - Dân Làm Báo

Tưởng niệm 30 năm sự kiện Gạc Ma

Ảnh: Facebook Nguyễn Thuý Hạnh
CTV Danlambao - Cập nhật: Khoảng 18 giờ cùng ngày ông Huỳnh Ngọc Chênh và ông Trương Văn Dũng đến đồn công an số 3 Nguyễn Gia Thiều, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội để đòi người.

Trong khi ông Chênh vào đồn công an để hỏi lý do tại sao bắt vợ ông là bà Nguyễn Thuý Hạnh, thì ông Dũng bên ngoài bị đám côn an, an ninh lôi vào trong đồn rồi bè đánh hội đồng cho đến ngất xỉu. Sau đó bọn chúng mới vứt anh ra công viên gần đó.


Ông Huỳnh Ngọc Chênh tường thuật lại trên Facebook cá nhân của mình: “Chiều nay lúc hơn 6g tôi chạy đến cơ quan an ninh điều tra của bộ công an để hỏi thăm về lý do bắt Nguyễn Thúy Hạnh thì đã thấy Dũng Trương ngồi chờ sẵn trước cửa cơ quan an ninh tại số 3 Nguyễn Gia Thiều. Tôi rủ Dũng cùng vào với tôi, nhưng Dũng nói để ngồi ngoài dễ hút thuốc.

Khi tôi bị bắt giam vào phòng hỏi cung, đang cãi cọ to tiếng với một tay an ninh rất mất dạy thì nghe tiếng la hét bên ngoài. Có lẽ Trương Dũng bị đánh vào lúc đó.

Sau đó, lừa lúc ko có ai trong phòng, tôi mở cửa phòng la to về phía phòng hỏi cung bên cạnh, nhưng không nghe tiếng trả lời.

Một lát sau tôi lại nghe tiếng la hét, tôi lại xông ra gọi Trương Dũng, nhưng cũng không nghe tiếng la hét nữa và ngay lập tức tôi bị kéo vào phòng khóa chặt.

Sau đó xảy ra chuyện Hạnh bị tụt huyết áp và rối loạn tiền đình phải đưa đi cấp cứu nên tôi quên mất chuyện Trương Dũng.

Như vậy là chúng đã đánh Trương Dũng đến chết ngất rồi mang ra vứt ngoài công viên.

Quân khốn nạn”.

Sau đó người dân gần đó đưa ông Dũng vào bệnh viện cấp cứu. Mặc dù ông đã tỉnh lại nhưng tình trạng sức khoẻ rất tồi tệ. Ông bị gãy răng, khắp thân thể đau buốt, trên mặt, ngực và vùng bụng đều có vết bầm tím.Được biết bọn chúng còn cướp số tiền trong ví của ông là 3 triệu đồng.

Tại Sài Gòn

Vào lúc 20 giờ 30, một nhóm bạn trẻ tại Sài Gòn đã tập chung dưới chân tượng đài Trần Hưng Đạo, quận 1, Sài Gòn, cùng nhau thắp hương, dâng hoa tưởng nhớ đến 64 tử sĩ tại Gạc Ma vào 1988. 

Mặc dù số người tham dự không đông đúc nhưng nghi thức buổi lễ diễn ra một cách trang trọng và thành kính. 

Các bạn trẻ căng băng rôn với khẩu hiệu “Đời đời nhớ ơn 64 anh hùng tử sĩ Gạc Ma – 14/3/1988". 

Sau lời phát biểu cảm tưởng của anh Trịnh Toàn mọi người đồng loạt hô vang khẩu hiệu: “Hoàng Sa – Việt Nam… Trường Sa – Việt Nam… Đả đảo Trung Quốc xâm lược…"

Ảnh: Võ Hồng Ly
*

Sáng nay 14/3/2018, một số người hoạt động nhân quyền đã đến trước khu tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) để thắp nhang tưởng niệm sự kiện thảm sát Gạc Ma. Tròn 30 năm trước, hải quân Trung cộng đã tấn công Gạc Ma, bắn chết 64 chiến sĩ, bắt làm tù binh và gây thương tích cho nhiều công binh, hải quân khác.

Sự kiện đau thương tại Gạc Ma sau này được tiết lộ do chính Lê Đức Anh (hồi ấy là bộ trưởng Quốc phòng, sau làm Chủ tịch nước) ra lệnh cho các chiến sĩ hải quân VN phải đầu hàng. Thậm chí không được nổ súng ngay cả khi bị hải quân Trung cộng tấn công.

Ảnh: Facebook Nguyễn Thuý Hạnh

Giống như các buổi tưởng niệm diễn ra hàng năm, lần này đám dư luận viên và mật vụ cũng kéo đến để phá phách. Tuy nhiên, cuộc tưởng niệm vẫn diễn ra trang trọng.

Kết thúc buổi tưởng niệm, mọi người ra về thì blogger Nguyễn Thuý Hạnh đã bị hơn chục tên côn an, mật vụ chặn lại ở nhà xe. Bọn người này yêu cầu bà Hạnh lên đồn “làm việc” với lý do “ lúc nãy xảy ra việc gây rối tại khu Tượng Đài”. Bà Hạnh yêu cầu bọn người này xuất trình giấy mời nhưng không ai trong số họ đáp ứng được yêu cầu chính đáng của bà. Theo lời tường thuật của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, chồng bà Hạnh thì trong khi hai bên đang cự cãi nhau, bất ngờ một chiếc xe 16 chỗ, mang biển số 29K-1444 lao tới, tống bà Hạnh lên xe rổi đưa đi đâu không rõ.

Khoảng 16 giờ cùng ngày, ông Chênh nhận được điện thoại của vợ báo về là bà đang ở trụ sở cơ quan an ninh điều tra. Ông Chênh khẳng định vợ mình không làm gì sai. Và ông bà đã chuẩn bị đón nhận những tình huống xấu nhất, kể cả bị bắt giam và khởi tố.

Bà Nguyễn Thuý Hạnh là một trong những blogger độc lập có nhiều hoạt động đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ vài năm trở lại đây. Từ những cuộc biểu tình ôn hoà chống Tàu, tưởng niệm các sự kiện như Hải chiến Hoàng Sa (19/1), chiến tranh biên giới 17/2, Gạc Ma (14/3), đến các hoạt động hỗ trợ cho các TNLT...

Cũng theo tường thuật của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh thì ngay từ đầu buổi tưởng niệm “đã xuất hiện một gã đàn ông ăn mặc lôi thôi, hôi hám, đến trước khu tượng đài vùng tay múa chân, la lối om xòm bằng những lời lẽ tục tĩu. Sau đó mọi người mới nhận ra người đàn ông bẩn thỉu ấy là Trần Nhật Quang”.

Trần Nhật Quang là một trong những tên Dư luận viên hung hăng nhất tại Hà Nội. Hắn được sự chỉ đạo của côn an Hà Nội, thường cầm đầu một đám dư luận viên chuyên đi gây rối, phá các cuộc tưởng niệm tử sĩ chống Tàu. Lời lẽ tục tĩu, lý luận vô lối, thái độ hung hăng khát máu là đặc tính của tên Dư luận viên này cũng như đồng bọn của hắn. 

Trần Nhật Quang và các tên DLV khác thường xuyên gây rối, thậm chí đánh người không những không bị “mời đi làm việc” mà còn được bao che, bảo vệ bởi chính côn an Hà Nội. Trong khi người dân bày tỏ lòng yêu nước, tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh hay đồng bào bị sát hại bởi quân Trung cộng thì bị bắt bớ, đánh đập. Hành động này của nhà cầm quyền Việt Nam xác quyết một điều duy nhất: Coi nhân dân là kẻ thủ, coi giặc Trung cộng là cha.

Mời độc giả xem một số hình ảnh của buổi tưởng niệm và clip tên Dư luận viên Trần Nhật Quang gây sự, chửi rủa những người dân tham gia buổi tưởng niệm.





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo